Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

LỊCH SỬ LÀNG TRÍ BƯU (bài viết dang hoàn thiện)


1. Lich sử nam tiến của người Việt

- Năm 1306, vua Champa là Jaya Sinhavarman III (sử Việt chép là Chế Mân) dâng biểu cầu hôn lên vua Trần Anh Tông xin cưới Công chúa Huyền Trân và dâng 2 châu: Châu Ô và châu (Rí) Lý làm vật sính lễ. Vua Trần bằng lòng gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân và nhận hai châu: Ô, Rí.
- Năm 1307, nhà Trần đổi châu Ô thành Thuận Châu, châu Rí thành Hóa Châu. Địa bàn Thuận Châu tương ứng với vùng đất từ sông Hiếu - Cửa Việt trở vào phía Nam Quảng Trị ngày nay, trong đó có các huyện Hải LăngTriệu Phongthị xã Quảng Trị và một phần đất thành phố Đông Hà hiện nay.
- Năm 1527 Mạc Thái Tổ lên ngôi sau khi giành được quyền lực từ tay vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê
- Năm 1529, một võ tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim không thần phục nhà Mạc, bỏ chạy vào miền núi Thanh Hoá và sang Ai Lao (Lào), tập hợp lực lượng chống nhà Mạc. Năm 1533, Kim tìm một người tên là Lê Duy Ninh là con của vua Lê Chiêu Tông đưa lên ngôi trên đất Sầm Châu (Ai Lao), tức là vua Lê Trang Tông
- Năm 1558, con thứ Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng sợ bị anh rể Trịnh Kiểm hại như anh cả Nguyễn Uông nên xin vào trấn thủ Thuận Hoá.
Đặc biệt từ sau năm 1558, khi Nguyễn Hoàng được vua Lê Anh Tông sai vào trấn thủ Thuận Hóa, đóng Dinh Cát ở Ái Tử, các chúa Nguyễn đã áp dụng những chính sách di dân cũng như cho phép người nước ngoài nhập cư vào Đàng Trong, đặc biệt là người Hoa, nhằm làm tăng nhanh dân số cũng như tiềm lực kinh tế để làm cơ sở tranh hùng với các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.



1.  Làng Cổ Vưu hình thành (1558-1614) 
Theo tài liệu của Cha Lân, trong hai thế kỷ 14 và 15, có các cuộc di dân từ miền bắc vào hai châu mới được vua Chiêm Thành nhượng lại. Các vị khai khẩn Làng Họ cũng theo dòng người di dân đã dừng chân lại trên mảnh đất mà ngày xưa đời nhà Mạc đã thiết lập trạm công văn và đặt tên cho quê hương mới là Cổ Bưu, đọc trại ra là Cổ Vưu (nghĩa là trạm liên lạc cổ xưa). Về sau dưới thời nhà Nguyễn, nhà trạm được phục hồi và đổi tên thành Trí Bưu (nghĩa là nơi đặt tram công văn). Từ buổi ban sơ, đất lạ, khí hậu thất thường rừng thiêng nước độc cùng với bao vất vả thiếu thốn của cuộc sống, các tiền nhân đã hy sinh chịu đựng vượt qua, cho đến năm 1691, dân số làng có được 120 người sống bằng nghề rú, đốn củi.
Như vậy, các vị khai khẩn của làng trí bưu có thể đã đến vùng đất mới sớm nhất là từ  năm 1558 tức là vào thế kỷ 16 và bắt đầu khai canh lập làng trên mảnh đất mà ngày xưa đời nhà Mạc đã thiết lập trạm công văn và đặt tên cho quê hương mới là Cổ Bưu, đọc trại ra là Cổ Vưu (nghĩa là trạm liên lạc cổ xưa). Về sau dưới thời nhà Nguyễn, nhà trạm được phục hồi và đổi tên thành Trí Bưu (nghĩa là nơi đặt tram công văn).
2. Từ 1615 đến 1663 (75 năm) Làng Cổ Vưu tòng giáo và thành lập giáo xứ. 

Từ năm 1615 các cha dòng Tên ở Áo-Môn lần lượt sang truyền giáo tại xứ đàng trong của Chúa Nguyễn. Suốt mười năm gieo rắc Tin Mừng, hạt giống Tin Mừng đã được gieo vãi khắp vùng từ Phú Yên tới sông Gianh.
Năm 1663 giáo xứ Cổ Vưu vinh dự đón tiếp Đức cha Francois Perez Giám mục Đàng trong ra ban bí tích thêm sức cho 125 người. 
Như vậy Giáo xứ Cổ Vưu được thành lập trong giai đoạn từ 1615 đến năm 1663 bởi các cha dòng Tên.

3. Từ 1664 đến 1690
 Năm 1644, Chúa Hiền Vương trục xuất các cha dòng Tên và bang giao với Pháp quốc nên các cha thừa sai Pari bắt đầu tới truyên giáo. Trong thời gian từ 1664-1690 vùng dinh cát quảng tri thành lập được 16 giáo xứ trong đó có giáo họ Cổ Vưu, Ngô xá, An đôn, Ba lòng do cha Lorenso Lân quản nhiệm, trụ sở đặt tại họ Dương Lệ Văn, sau dời lên Bố Liêu.

1676 Đức cha Jean Labartette lập tòa giám mục tại Trí Bưu

Năm 1747 họ Cổ Vưu có tới 200 người. Một số gia đình trí Bưu vào La Vang khai hoang và xin nhập đại bộ và xuất phường LaVang



1783 Vua cảnh thịnh bắt đạo lần 1
Đến năm 1790 lại đón tiếp Đức khâm sai tòa thánh De la Beaume đến thăm.
1797 Vua cảnh thịnh bắt đạo lần 2
07/08/1798 Đức Mẹ hiện Ra
1927 Tòa giám mục dời ra quảng bình thời Đức Cha Tabert